Cách trồng và chăm sóc hoa hồng để cây cho nhiều hoa nhất

Chỉ cần lưu ý những cách chăm sóc hoa hồng sau bạn sẽ có những cây hoa như ý.

Hoa hồng thuộc cây thân gỗ bụi lâu năm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng vào mùa
xuân và mùa thu. Là loài hoa rất đẹp và cực quyến rũ nhưng hoa hồng lại là một giống cây rất dễ bị
sâu bệnh. Dưới đây là một vài cách hướng dẫn cách chăm sóc hoa
hồng khá đơn giản nhưng sẽ có được một vườn hồng như ý.



Chăm sóc hoa hồng

Vị trí: Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong
điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng, nếu đủ nắng chiếu 8 tiếng 1 ngày cây sẽ sinh trưởng tốt và
ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ.
chăm sóc hoa hồng
Tưới nước: Nếu trồng dưới
đất vườn cần tưới mỗi ngày 1 lần, trồng trong chậu thì mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và
chiều mát. Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây khô thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ
hại cây, vàng lá và rụng lá. Hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến
lá cây dễ bị nấm bệnh.
Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng: Rất quan trọng trong việc quyết định cây
hồng có ra nhiều hoa hay không, hoa có to và rực rỡ hay không đặc biệt là khi bạn trồng hoa
hồng trong chậu. Quan sát nhánh mới ra nếu có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp tức là cây được
cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Đất trồng: Nên thay đất trồng mỗi năm 1
lần.
Phân bón: Kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, định
kỳ 1 tháng 1 lần.
Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước
giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.
Lúc cây mới nhú nụ hoa bón thêm kali hồng thì hoa sẽ có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý
lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.
Cắt tỉa cành:
Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, không cần thiết, tạo tán cho cây, để
kích thích cho cây ra nhiều mầm, ngọn của các mầm chính là nụ hoa.
chăm sóc hoa hồng 1Sau khi hoa tàn, cần cắt bỏ phần bông hoa và cắt thêm 1 mắt nữa
để kích thích cây ra mầm mới
Sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa hồng
Rệp: Nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm 70 – 80% tạo điều
kiện thuận lợi cho rệp phát triển nhanh nhất trong năm. Rệp có mầu xanh nhạt hoặc đỏ, xám. Rệp tập
trung ở ngọn, mầm non và nụ hoa.

Thay vì dùng thuốc diệt rệp, nên làm cách rất đơn giản như
sau: dùng một miếng bông, thấm nước và nhẹ ốp miếng bông vào ngọn cây có rệp, rệp sẽ bám dính vào
miếng bông. Liên tục 3 – 5 ngày là sạch bóng rệp nhé. Nếu nhiều, có thể dùng thuốc
Supaside 40 ND nồng độ 0,15%, Supathion, Thiodal.
chăm sóc hoa hồng 3
chăm sóc hoa hồng 4Rệp xanh thường tập trung ở mầm
và nụ hoa

chăm sóc hoa hồng 2
Dùng một miếng bông, thấm nước và nhẹ ốp miếng bông vào ngọn
cây có rệp, rệp sẽ dính và rụng vào miếng bông

chăm sóc hoa hồng 5Rệp dính vào miếng
bông
Nhện đỏ: cư trú ở mặt đất, chích hút dịch trong mô lá
làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng, khi có dấu hiệu này dùng Peganus 500 SC 7 – 10 hoặc
Ortus 5SC.
Sâu: Sâu đẻ trứng từng ổ dưới mặt lá, có thể ngắt bỏ
ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc Supracide, Pegacus
500 SC, Cyperin 5EC.
chăm sóc hoa hồng 6Sâu thường làm tổ trên mặt lá

Bệnh phấn trắng: Gây hại trên các lá non, các lá bánh
tẻ và cổ bông bệnh, phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, cây chết, có thể dùng
thuốc Score 250 ND, Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.                                         
chăm sóc hoa hồng 7
Đốm đen: Bệnh phá hoại trên
lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Có thể dùng thuốc
phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.
Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam
hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, thuốc phòng trừ là
Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.
chăm sóc hoa hồng 8
Theo Vân Hương
Trí thức trẻ