Nhớ lại sử ta rồi đọc báo hay lướt web, thấy một số chuyện về hưu đáng để luận bàn và suy nghĩ. Chu
Văn An (? - 1370) đỗ Thái học sinh, được vời vào cung dạy cho con vua
(Trần Vượng) rồi dạy vua (Hiển Tông), sau làm tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Ông là “thầy của các thầy". Thời Trần Dụ Tông (1341 - 1369) xã hội nhiễu
nhương, thác loạn. Vua ham tửu sắc hát xướng hơn trị nước. Cận thần là
lũ bất tài, lưu manh, lộng hành, hãm hại người hiền tài. Dân lành thì
“tiếng kêu đậy đất án ngờ lòa mây”. Nhiều người bức xúc phải phát tang
làm ma sống rồi mới vào triều "góp ý" với vua.
Nhưng Chu Văn An vẫn
không sợ, dâng sớ xin chém bảy gian thần. Tất nhiên sau đó là cái kết
cục được ông tính trước: về hưu mà không có lương hưu. Đòi chém bọn tham
nhũng không xong mà đầu vẫn còn giữ được trên cổ thì cũng gọi là may.
Thầy như ông quả là bậc đại sư! Cú "về hưu non" của ông quả đáng lưu
danh thiên cổ!
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam
cận đại, từng làm đến binh bộ thượng thư. Năm Tự Đức thứ nhất 1847, ông
nghỉ hưu, mang về quê nghèo Hà Tĩnh không phải một tài khoản kếch xù
trong ngân hàng mà là một cái tráp (rương nhỏ) quần áo, sách vở, ở nhờ
nhà từ đường, ngày ngày cưỡi bò đi chơi, đàn hát, thơ phú.
Dân gọi ông
là "Cố Lớn". Ông tự nhận mình là "kẻ hưu trí ngất ngưởng", vui vẻ sống
giữa cảnh "gót sen đủng đỉnh một đôi dì” (chắc là tường tượng chứ tiền
đâu mà bao nhiều mỹ nhân thế). Về hưu như ông sau khi "nợ tang bồng
trang trắng vỗ tay reo” quả là đại phước, thanh cao và thú vị.
Thời
nay, nhiều quan to về hưu không có được cái thanh cao như thế của tiến
nhân. Người thì bòn Nhà nước (tức là nắn túi dân đóng thuê) một chuyến
du lịch giả mạo hàng chục ngàn đô, người gạ gẫm mua (rẻ như cho" cả một
biệt thự hàng chục tỉ đồng, rất nhiều người mở tiệc ăn khao vì đã "hạ
cánh an toàn", ý tự hào vì một đời ăn cắp may mà không bị bắt hay bị lộ!
Cũng là con Rồng cháu Tiên mà chuyện về hưu xưa và nay khác thế!
Theo Nguyễn Quang Thân
Thể thao và Văn hóa