Các chuyên gia tâm lý đề cập 4 giải pháp quan trọng có thể ổn định sức khỏe tinh thần, cân
bằng cuộc sống.
Cân bằng tâm lý
Sau khi về hưu không còn chịu sức ép của công việc nhưng một số người thường khó thích ứng với
cuộc sống "bỗng dưng" nhàn nhã hàng ngày, và tỏ ra khó chịu, thờ ơ… Chính vì vậy, cần loại bỏ những
tham vọng, cám dỗ, những toan tính không cần thiết và học cách chấp nhận cuộc sống hiện tại.
Theo
đó, người về hưu hãy tìm công việc yêu thích để loại bỏ stress, mỗi lúc cáu gắt, căng thẳng là
chúng ta đang hoạt động vượt qua giới hạn của hệ thần kinh. Hãy dành nhiều thời gian để thư giãn,
tùy sức mình định liệu, chấp nhận và bằng lòng với chính mình để từ đó giữ gìn sức khỏe.
Cân bằng nước
Cơ thể chúng ta cấu thành trên 70% là chất lỏng, nước có tác dụng điều tiết, dẫn các chất nuôi
cơ thể và bài tiết các chất không có lợi cho sức khỏe tùy hoạt động, thời tiết mỗi mùa, do đó đừng
để cơ thể thiếu nước. Nói chung, mỗi ngày nên dùng khoảng 1,75 lít nước (khoảng 8 ly nước) bổ sung
vào bộ máy của cơ thể.
Cân bằng từ
Cuộc sống của con người với những chuỗi hoạt động diễn ra trong môi trường từ trường của trái
đất. Với cấu tạo của địa đất mà từ trường có nơi mạnh, nơi yếu, nơi nhiễu loạn... Các nhà phong
thủy dùng la bàn để chọn thể đất (tứ là nơi có từ trường ổn định hoặc ít nhiễu loạn).
Cuộc sống của
những người mới về hưu ban đầu khó thích ứng, vì vậy từ trường mới có thể tạo ra áp lực, suy lão,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi.
Do đó không nên sử dụng quá nhiều thiết bị điện
nhất là trong phòng ngủ, tăng cường hoạt động với thiên nhiên để tạo ra sự "sảng khoái" cơ thể (có
thể tăng cường đi bộ trong công viên hoặc ở những đồng quê có nhiều cây xanh).
Cân bằng động và tĩnh
Người xưa có câu "ngựa đứng lâu chồn chân, xe không dùng tự hủy". Trạng thái cơ thể luôn cần
vận động, nó không thích nghi với sự trơ lỳ.
Độ tuổi 50-60 thường có những thay đổi lớn về thể
trạng, quá trình lão hóa diễn ra khá nhanh, cần phải tăng cường vận động nhẹ nhàng để giảm quá
trình này, chú ý không nên vận động quá mạnh, cần phải động và tĩnh tạo sự cân bằng thông qua các
hoạt động hàng ngày ở nơi cư trú như sinh hoạt câu lạc bộ, tập dưỡng sinh, chăm sóc vườn hoa cây
cảnh…
Bên cạnh đó cũng đảm bảo cân bằng trong tư duy, tránh xảy ra ức chế, đồng thời không nên làm
cho tư duy nghỉ quá lâu, tức là tâm phải tĩnh, phải ổn định.
Cân bằng dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng người già cũng rất cần thiết, cần phải đảm bảo phù hợp giữa đạm động vật và
đạm thực vật. Các nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng cũng phải cân bằng với đạm, chất xơ. Không
nên dùng quá tỉ lệ một dưỡng chất nào đó.
Như vậy, sự cân bằng của người sau khi về hưu là rất cần thiết. Điều lưu ý nhất là tránh những
áp lực của cuộc sống, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường các mối quan hệ và sinh hoạt tại cộng đồng phù
hợp mới có thể đảm bảo tâm sinh lý, sống khỏe, sống có ích.
Theo Lê Phạm Phương Lan
Báo giáo dục/Giảng viên tâm lý
học