Tham quan những bảo tàng đặc sắc tại TP.HCM

TP.HCM hiện đứng đầu cả nước về số lượng bảo tàng. Đây là những nơi chứa đựng ý nghĩa lịch sử cao lại có khung cảnh thoáng đãng, mát mẻ thích hợp cho cả nhà đi tham quan cuối tuần.

TP.HCM hiện đang dẫn đầu cả nước về số lượng bảo tàng, trong đó lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, có nhiều khách nước ngoài tham quan nhất là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh.

1. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân của nó là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse.

Từ 1929 đến 1956 trưng bày chủ yếu về mỹ thuật cổ của một số nước châu Á. Từ 1956 đến 1975 là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn. Sau năm 1975 Bảo tàng mở rộng thêm diện tích và trở thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam như hiện nay.

Địa chỉ: Số 2, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM

Email: btlsvnhcm@yahoo.com

ĐT: (08) 38.298146 – 38.290268

Thời gian hoạt động: Từ thứ 3 đến chủ nhật và tất cả các ngày lễ, Tết.

    + Sáng: Từ 8h – 11h30

    + Chiều: Từ 13h30 – 17h

Ngày thứ 2 bảo tàng không làm việc.

Các tuyến xe buýt đi qua: Tuyến số 6, 14,19 hoặc 52 và xuống trạm Thảo Cầm Viên, bảo tàng nằm ở phía cổng chính của Thảo Cầm Viên.

2. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Sau hiệp định Genève 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27/2/1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây. Hai mươi tháng sau, ngày 1/11/1963, quân đội Sài Gòn làm đảo chính, Ngô Đình Diệm bị lật đổ.

Năm 1966, dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được làm trụ sở của Tối cao Pháp viện. Sau ngày 30/4/1975 ít lâu, Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/8/1978, đến ngày 13/12/1999 được đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

Địa chỉ:   Số 65, Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM

ĐT: 08 3829 974108 3829 9741

Email: baotangtphcm@gmail.com

Thời gian hoạt động: 8h – 17h từ thứ Hai đến Chủ nhật (Cả ngày Lễ và Tết). Bảo tàng miễn phí vé cho học sinh, công dân Việt Nam, sinh viên nước ngoài sẽ có mức phí là 5.000 đồng, còn các đối tượng khác là 15.000 đồng/ lượt.

Du khách có nhu cầu di chuyển bằng xe buýt có thể đi bằng các tuyến xe buýt: Tuyến 4, 18, 36 xuất phát từ chợ Bến Thành, Hàm Nghi, xuống tại trạm Pasteur – Lý Tự Trọng (cách bảo tàng 50m).

3. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Hàng năm, bảo tàng đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu. Đây là bảo tàng có số lượng khách nước ngoài đến tham quan nhiều nhất trong số các bảo tàng ở TP. HCM

Địa chỉ: Số 28, Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM

+ ĐT: 08 3930 666408 3930 6664

+ Email: warrmhcm@gmail.com

Giờ mở cửa

– Tất cả các ngày trong tuần (kể cả các ngày Lễ, Tết)

+ Sáng :   7 giờ 30 đến 12 giờ

+ Chiều: 13 giờ 30 đến 17 giờ

Vé vào cổng

–       Giá vé:   15.000đ/lượt/người

–       Khách Việt Nam có ưu đãi với giá vé: 2.000 đ/lượt/người

• Khách tham quan là học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cán bộ lão thành cách mạng được giảm từ 50% đến 100% giá vé quy định.

• Khách tham quan là thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước, trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em vùng sâu vùng xa được miễn phí tham quan.

Các tuyến xe buýt như số 6, 14 và 28 đều có trạm trước cổng bảo tàng, rất tiện lợi cho du khách muốn tham quan.

4. Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh

Ngày 5/6/1911, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Thành phố Hồ Chí Minh, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc.

Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4, TP.HCM

ĐT : 08 3825 5740 – 3940 1053

Email: bthcm_nr@yahoo.com.vn

Bảo tàng sẽ mở của từ thứ 3 đến chủ nhật vào các mốc thời gian 7h30 – 11h30 và 13h30 – 17h

Vé vào cổng: 2.000 đ/người

Quý khách muốn tham quan bảo tàng có thể di chuyển bằng tuyến xe buýt số 20 (Bến Thành – Nhà Bè) hoặc đi bộ từ bên cầu Khánh Hội sang.

5. Bảo tàng Tôn Đức Thắng

Bảo tàng Tôn Đức Thắng ra đời nhằm đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu học tập về Bác Tôn của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân miền Nam nói riêng và đặc biệt là nhân dân TP.HCM.

Bởi lẽ, Bác Tôn – Người con ưu tú của nhân dân Nam bộ, người công nhân ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn – Chợ Lớn, là tấm gương, là niềm tự hào của nhân dân Nam bộ thành đồng.

Hơn nữa, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đặt tại TP.HCM mang ý nghĩa đặc biệt vì phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ XX khi mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời luôn gắn liền với tên tuổi Tôn Đức Thắng – Người tham gia sáng lập tổ chức Công hội bí mật.

Địa chỉ:  Số 05, Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

ĐT: 08 3829 754208 3829 7542

Email: baotangtonducthang@gmail.com

Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần, giờ mở cửa:

Sáng từ 7h30 đến 11h30

Các tuyến xe buýt đi qua: Tuyến số 4, 53, 56, 88 và 616

6. Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng này trưng bày các hiện vật, hình ảnh, sa bàn liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng được thành lập năm 1986 trong tòa nhà được xây đầu thế kỷ 20 theo thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, đây là Trường cao đẳng Quốc phòng.

Địa chỉ: Số 2, Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM

Giờ mở cửa:

Sáng từ 7h30 – 11h30

Chiều: 13h30 – 16h30

7. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Ra đời ngày 29/04/1985, đến nay Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ – số 202 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM  – đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với khách tham quan trong nước, nhất là các tầng lớp phụ nữ và khách nước ngoài đến tham quan TP.HCM.

Tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ là Nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ được xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của  các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau.

Địa chỉ:  Số 202, Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Địa chỉ: 200 – 202 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3 TP.HCM.

Điện thoại: 08 3932 0322 – 39.325.690

Email: baotangphununambo@gmail.com.

8. Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng từng là dinh cơ của ông Hứa Bồn Hòa dành cho con trai, có kiến trúc giao thoa giữa văn hóa Trung Quốc và Pháp (do kiến trúc sư Pháp thiết kế) tòa nhà có 3 tầng và có thang máy đầu tiên của TP.HCM. Hiện tại bảo tàng trưng bày các tác phẩm hội họa, điêu khắc, cổ vật có giá trị mỹ thuật cao. Đây là một trong những trung tâm mỹ thuật lớn nhất nước.

Địa chỉ:  Số 97A, Phó Đức Chính, Q.1

Nằm rất gần chợ Bến Thành, số 97 Phó Đức Chính, Q.1, TP.HCM

Điện thoại: 08 3829 4441 – 08 3821 6331

Email: btmthcm@hotmail.com

Giờ mở cửa: từ 9h – 17h hàng ngày, nghỉ ngày thứ hai hàng tuần

Giá vé: Người lớn: 10.000 đồng/1 người,  trẻ em: 3.000 đồng/1 người. Bảo tàng miễn hoặc giảm vé cho học sinh, sinh viên, quân nhân, các đối tượng chính sách tham quan tập thể.

Ongbachau.vn