Chồng vay 30 cây vàng ra đảo hoang trồng trọt, vợ giận sụt 19 ký: Thành tỷ phú sau 11 năm

Đang có công việc làm ăn khấm khá, anh Nguyễn Văn Linh (Bắc Ninh) bỗng muốn nhảy nghề bằng việc trồng trọt ở đảo hoang.Vợ của anh, chị Hà Thị Tám lúc đầu tưởng chồng đùa.

Chí lớn ở bốn phương.

Ít ai biết rằng, cách đây 11 năm về trước, bãi Nguyệt Bàn thuộc bến Bình Than (Bắc Ninh) được ví như một ốc đảo bởi nó vô cùng hoang vu và hiu quạnh. Người dân sống quanh đó đa phần đều bỏ đảo mà đi, bởi dù có trồng cây gì hay nuôi con gì đều bị lũ cuốn trôi, bị sông “nuốt chửng”.

Vậy mà anh Nguyễn Văn Linh khi ấy lại chọn đảo hoang để khởi dựng sự nghiệp. Lúc ấy ai cũng nghĩ rằng anh bị điên, và người không tin anh nhất chính là vợ anh. Ngày đầu tiên bàn với vợ thuê đất đảo trồng cà rốt, anh bị phản đối ngay.

Hai vợ chồng anh Linh, chị Tám (Ảnh: Vnexpress)

Chị Hà Thị Tám (vợ anh) liền giãy nảy: “Có hơn hai mẫu cà rốt tôi làm còn không xuể, giờ làm gấp 80 lần để chết à. Anh bỏ tiền ra đảo hoang làm ăn, khác gì mang rải xuống sông Đuống”.

Nghe vợ ‘chửi’, anh Linh cười khề khề: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”. Chị Tám bật cười, nghĩ chồng nói xong bỏ đấy. Nào ngờ đâu, anh Linh đánh liều đi vay mượn 30 cây vàng rồi nhờ trưởng thôn mở cuộc họp với chủ đất, thương thảo giá thuê.

Đất đang bỏ không, được thuê lại với giá chỉ hơn 100 nghìn đồng mỗi sào, ai cũng hoan hỉ. Ngay ngày hôm sau, anh Linh chèo đò, chở dân trong xã sang phát lau, sậy, trả công 30 nghìn đồng/ngày. Anh gọi máy xúc, máy ủi đến san lấp mặt bằng, lập dự án, lên tỉnh xin được cấp phép lập bến phà.

Bãi Nguyệt Bàn (Ảnh: Báo Bắc Ninh)

Ở nhà, chị Tám u sầu khi thấy chồng từ một người chăm chỉ, đột nhiên… thích đi chơi. “Cứ sểnh ra là anh ấy đi. Có khi đi một buổi, có hôm đi tối không thấy về nhà. Tôi hỏi đi đâu, anh ấy bảo ‘ta đi bắn chim’”, vợ anh cười nhớ lại.

Lúc ấy, quan hệ vợ chồng rơi vào căng thẳng. Chị Tám gay gắt trách móc chồng, nhưng anh Linh mặc kệ. Bất lực, chị đổi chiến thuật sang khóc lóc, nhưng càng anh vắng nhà nhiều hơn.

Không biết đứng ở vị trí của anh Linh, mọi người sẽ có suy nghĩ gì? Liệu rằng người đàn ông này quá nông nổi và bồng bột? Hay thực ra anh là người biết nuôi chí lớn, dám nghĩ dám làm? Thôi thì mỗi người một cảm nhận, nhưng chung quy lại, anh Linh vẫn là một tấm gương đáng nể.

Thử nghĩ mà xem, nếu ai cũng chây lười, ỉ lại, làm bao nhiêu sống hết bấy nhiêu thì cả xã hội sao mà phát triển, mà tiến bộ được. Nhất là đàn ông, ai trong mình cũng nuôi mộng lớn, nhưng có mấy kẻ đủ can đảm để thực hiện giấc mơ?

Hình minh họa (Ảnh: Baomoi.com)

Nên nhớ, cách đây 11 năm với 30 cây vàng là một số tiền rất khủng. Thời ấy, nhiều người thích gửi ngân hàng lấy lãi mỗi năm, hoặc mua đất đai dự trữ mới được xem là phương án khôn ngoan và an toàn, còn đem ra ốc đảo là mất trắng, mất hết.

Nhưng nam nhi hảo hán mà, sống phải khác phụ nữ, họ không thể tằn tiện, ki bo, bóp mồm bóp miệng với hy vọng đổi đời. Rõ ràng, chỉ có lao động mới khiến con người phát triển, chỉ có dũng cảm dấn thân mới biết năng lực thực sự của bản thân mình.

Có sức người, sỏi đá đã ‘thành cơm’.

Hai tháng sau, anh Linh chở vợ ra đảo hoang. Đến nơi, chị Tám choáng váng vì đứng bên này, nhìn mãi không thấy đầu bên kia, thi thoảng lại thấp thoáng vài cái đầm lầy, điện, nước không có. Hóa ra anh đã thuê cả nửa “hòn đảo”.

Chị toan bỏ về, thì một người làm công bảo: “Sao chú ấy vất vả ngày đêm ở đây mà giờ cô mới đến. Đất giờ đẹp rồi, hồi đầu, cỏ mọc cao gấp đôi cô”. Quay lại nhìn chồng, thấy anh vốn trắng trẻo, béo tốt giờ gầy xọp, da sạm nắng, lòng chị dịu lại.

Anh Nguyễn Văn Linh ủ mưu làm giàu (Ảnh: Vnexpress)

Hôm đó, anh Linh bảo vợ nhặt 3 viên gạch, nhóm bếp nấu cơm, thắp đèn ăn giữa đảo. Những ngày sau, họ dựng lán để có làm muộn thì ngủ lại qua đêm. Vậy là sau bao nhiêu ngày giận hờn, anh chị đã làm hòa, cái hòa ấy như một minh chứng cho tình yêu đậm sâu và đầy cảm thông. Hình ảnh đôi vợ chồng nhóm bếp trên đảo hoang tuy bình dị, đơn sơ mà đẹp đẽ vô cùng.

Có lẽ, chị Tám cũng như bao người phụ nữ khác, cảm thấy rất khó chịu khi chồng phớt lờ ý kiến của mình, liều mạng đánh đổi tất cả vào những điều chưa chắc chắn, thậm chí là đổ nợ vì những mơ mộng trên đảo hoang. Nhưng sau cùng, vượt qua cơn giận ấy là sự cảm thông, xót xa và chia sẻ. Hành động ấy của chị không phải cô gái nào cũng làm được.

Nhất là khi, thời điểm ấy chị mới 29, 30 tuổi. Vẫn đang còn xuân và đang còn nhiều trăn trở, nghĩ suy cho tương lai của con cái, gia đình. Vậy mới thấy, có những điểm mà người trẻ thời nay phải học ‘người già’ ngày trước ở những điều tưởng chừng đơn giản.

Nghĩa là thay vì buông bỏ, thay vì chỉ trích rồi đòi ly dị, quyết chia tài sản đến cùng thì sao ta không mở lòng thứ tha, đứng về phía đối phương một lần để cảm nhận và thấu hiểu?

Vượt khó khăn, thành công sau giông bão.

Còn nhớ năm 2008, vợ chồng anh Linh gieo trồng vụ cà rốt đầu tiên. Hạt mới nảy mầm, nước lũ tràn về cuốn trắng băng. Nước dâng đến đâu, chị Tám ngồi khóc đến đấy. Từ 49 kg, chị sụt còn hơn 30 kg. Chị buồn, chị giận, phần vì lo nợ, phần vì chồng vẫn lì lợm: “Học lũy thừa rồi còn gì, chỗ thừa sẽ bù chỗ thiếu, làm ăn phải có lúc này lúc khác”.

Sau cơn lũ ấy, anh Linh tò mò đến nhà dân quanh đó dò hỏi tình hình ở đảo. Nghe kể chục năm mới ngập lụt nặng một lần, anh về bảo vợ “mùa sau sẽ có lãi”. Năm sau, Linh mua thêm các loại giống cây như ngô, dưa hấu, củ cải về trồng. Gần đến mùa mưa, vợ chồng anh chỉ trồng cây ngắn ngày như rau xanh, dưa lê…

Chưa dừng lại đó, anh cắp sách bút” đến các diễn đàn doanh nghiệp, gặp chuyên gia nông nghiệp để học hỏi. Từ đó đến nay, công việc của anh càng làm càng phát đạt, giờ anh đã thành tỷ phú với lợi nhuận 5 tỷ đồng/ 1 năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 30 nhân công, với thu nhập khoảng 5 triệu/người/tháng.

Ảnh:vietlinh.vn

Nhận xét về anh, một đối tác Hàn Quốc hóm hỉnh: “Phải công nhận, dân ở đây gọi anh ấy là ‘chúa đảo’ không sai. Anh ấy có tầm nhìn rất tốt và thật sự táo bạo”. Tháng 10 vừa qua, “chúa đảo” được bình chọn là nông dân tiêu biểu của cả nước năm 2019.

Giờ đây, sau bao sóng gió cuộc đời, anh Linh đã chứng tỏ ước mơ của mình là đúng đắn. Vợ của anh cũng đã tin tưởng tuyệt đối vào câu “chuyện đâu còn có đó” của chồng. Sự liều mạng của anh năm xưa không chỉ giúp cho gia đình anh mà giúp cho cả bà con làng xóm nơi anh ở thoát khỏi cảnh nghèo.

Đúng là ‘’gái có công, chồng chẳng phụ’’, hiện tại dù đã giàu có nhưng anh vẫn sống giản đơn và yêu vợ như ngày nào. Tối tối, thay vì chèo đò chở vợ qua sông như ngày đầu, anh Linh đưa đón chị Tám bằng xe bốn bánh. Đường lên đảo còn xóc, trơn trượt, nhưng anh tin, chỉ cần kiên trì, chăm chỉ, lối đi nào rồi cũng sẽ bằng phẳng, thênh thang.

Thodiadatthanh.com