Truyện Kiều hội nhập quốc tế

Truyện Kiều đã được nhiều tác giả nước ngoài dịch, bình luận và thậm chí trở thành cảm hứng thơ.

Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du và tác phẩm của ông không chỉ được nhân dân Việt Nam quan tâm sâu sắc mà bạn bè năm châu cũng rất tâm đắc sẻ chia. Có thể nói, Nguyễn Du và Truyện Kiều đã có một đời sống mới ở bên ngoài đất nước.

Giá trị kiệt tác Truyện Kiều

Khẳng định sức sống trường tồn của Truyện Kiều, cũng như thiên tài
văn chương Nguyễn Du, tại hội thảo Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều, GS.
Phong Lê cho rằng, Truyện Kiều là cho muôn người, cho muôn nhà và cho mọi thời.

Đọc Truyện Kiều,
dường như ai cũng thấy số phận mình trong đó, giải thích cho hiện tượng tập Kiều, lẩy Kiều, bói
Kiều… trong ngót 200 năm qua. Rất hiện đại, rất đương thời mà vẫn trong khuôn hình cổ điển. Rất cổ
điển mà vẫn có sức vượt thời gian để đến với thời hiện đại, với con người hiện nay, người bây giờ…

Đó là một Nguyễn Du vĩnh cửu cho người đọc, không chỉ ở thời điểm hôm nay, năm 2015, nhân 250 năm
sinh đại thi hào; cũng không phải 300 năm sắp tới như câu hỏi của Nguyễn Du, mà là nghìn năm
(Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du), như khẳng định của Tố Hữu.

Cùng luận giải về sự xuất hiện của thiên tài Nguyễn Du, GS. Nguyễn
Đình Chú đưa ra “vấn đề đã quen mà còn lạ”. Ông khẳng định: Nguyễn Du đã đi đúng quy luật bản chất
nhất, gốc rễ nhất của mọi giá trị văn chương chân chính nhất là dựa trên tình thương con người; tạo
ra thế giới nhân vật sống động, mỗi nhân vật là một cá tính nghệ thuật, không ai giống ai; tạo ra
trong tác phẩm một thế giới thứ hai, thế giới thiên nhiên; sức sống phi thường của Truyện Kiều.

Trong khi GS. Trần Đình Sử đi từ góc nhìn tự sự đa chiều để tiếp cận Truyện Kiều là một tác phẩm tự
sự đặc biệt, tự sự đa điểm nhìn. “Thứ nhất, Truyện Kiều được sáng tác trên cơ sở một tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc, nên nó mang trong mình con mắt thơ của truyện thơ, vừa con mắt văn xuôi đậm
chất tiểu thuyết.

Thứ hai, Truyện Kiều vừa mang quan điểm đạo đức quan phương vừa mang quan điểm
của người dân bị chà đạp. Thứ ba, Truyện Kiều vừa mang tư duy tu từ của lối sáng tác theo câu chữ,
hình ảnh có sẵn, vừa mang tư duy có tính cá thể hiện đại. Chính những đặc điểm này đã làm mới câu
chuyện, làm mới hình thức và nội dung tác phẩm, biến một tác phẩm thường thường bậc trung thành một
kiệt tác”.

Truyện Kiều, bản dịch của Lê Cao Phan

Truyện Kiều hội nhập

Theo nghiên cứu của PGS.TS. Lê Thu Yến, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn

Nhà thơ Nguyễn Đỗ Lưu khi sang nước Nga đã rất tự hào khi bước vào thư viện của nước này bắt gặp sách của Nguyễn Du trang trọng nằm ở đó: Tôi chợt gặp Nguyễn Du/ Trang nghiêm trong thư viện/ Nguyễn Du đến đây từ miền xa gió nắng/ Nỗi đau Kiều là của mọi lương tâm… hay Những cô gái Nga nhìn tôi rất thân/ Cười nụ cười rất trẻ/ Lời các cô như sóng Vonga nhè nhẹ/ Nguyễn Du đã vào trong mọi trái tim Nga (trích bài Gặp Nguyễn Du ở Moscow).

TP.HCM, cho đến nay Truyện Kiều đã có khoảng 30 bản dịch tại các nước:
Trung, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Italy, Hungary, Romania, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cuba… trong đó tiếng Pháp
đặc biệt có đến 13 bản dịch. “Ở Pháp, Truyện Kiều được các Việt kiều và người Pháp dịch, nghiên cứu
từ rất sớm: từ Abel des Michel, Emond Nordenmann, Rene Crayssac, Paul Schneider, Georges Coocdier…
đến một số người Việt trong nước và ngoài nước như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Viện, Lê Cao Phan,
Lưu Hoài… Điều đó cho thấy độc giả Pháp quan tâm thực sự đến Truyện Kiều. Các nhà nghiên cứu Pháp
đều đánh giá cao tài năng của Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều – vốn được tôn vinh thành quốc hồn,
quốc túy của Việt Nam”.

Cũng theo PGS.TS. Lê Thu Yến, hầu hết dịch giả các nước đều mặc
nhiên thừa nhận Truyện Kiều là tác phẩm xứng đáng nhất, tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam. Bản
thân việc dịch hoặc nghiên cứu về Truyện Kiều tại các quốc gia này cũng mang theo nhiều thông tin
thú vị.

Ở Đức, trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, vợ chồng Irene và Franz Faber đã dành trọn 7
năm để dịch Truyện Kiều và hoàn thành vào 1963. Hai tác giả này dịch Truyện Kiều từ bản Truyện Kiều
song ngữ Việt – Pháp do Nguyễn Văn Vĩnh biên soạn, đặt tên là Das Maedchen Kieu (Cô gái
Kiều).

Faber cho biết, khi còn ở Việt Nam, hai người đã xin gặp các học giả Đặng Thai Mai, Đào Duy
Anh để lắng nghe ý kiến của họ, hiểu thêm những điển tích khó… Tại Nhật, trong Chiến tranh thế giới
thứ II, Truyện Kiều đã được Komatsu Kiyoshi dịch từ tiếng Pháp. Ông so sánh tác phẩm này với
Genji Monogatari – một kiệt tác của văn học Nhật Bản, và nhận xét: “Đây là tác phẩm thơ
trữ tình trường thiên chứa đựng rất nhiều tinh thần và văn hóa của người An Nam”.

Tại Nga, Truyện
Kiều
được giới thiệu và nghiên cứu khá dày bởi các tác giả như: A.Steinberg, N.I.Niculin,
M.Tcachiov, T.N.Philimonova… Nhờ thế, nhân dân Nga biết đến tên tuổi Nguyễn Du và thật sự quý trọng
tác phẩm.

Không dừng ở việc dịch và nghiên cứu, tại Mỹ, Truyện Kiều của
Nguyễn Du được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Truyện Kiều bằng tiếng Anh do Huỳnh Sanh Thông
dịch được giới nghiên cứu cho là dịch rất đúng và rất sát.

Ngoài ra còn có các bản dịch của Lê Xuân
Thủy, Lê Cao Phan và Michael Counsell. Gần đây có nhiều bài nghiên cứu sâu về Truyện Kiều như
Truyện Kiều dưới góc nhìn văn học nữ quyền của giáo sư người Mỹ Mariam B.Lam, trường Đại
học California, Riverside…

Theo Hương Sen
Đại biểu Nhân dân