Tác dụng chữa bệnh của sương sáo

Sương sáo là loại thức uống được nhiều người yêu thích. Ngoài tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giải độc, sương sáo còn có tác dụng chữa bệnh thấp khớp, tiểu đường…

Cây thạch đen còn có tên là cây “sương sáo”, “xương sáo”, “lương phấn thảo”, “tiên nhân thảo”, “tiên thảo”, “tiên nhân đông”, … Tên khoa học Mesona chinensis Benth., thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).

Cây thạch đen là loại cây thảo nhỏ, cao 20-60cm. Sống hằng năm. Thân ít phân nhánh. Lá nguyên, mọc đối; lá dài 2-4cm, rộng 1-1,5cm, thuôn dài, nhọn ở chóp, mép lá có răng cưa, hai mặt lá đều có lông. Cuống dài 0,8-2cm. Cụm hoa ở ngọn. Hoa màu hồng nhạt. Quả nhỏ hình trứng.

Mô tả: Cây thảo hằng năm cao 15-45cm hay hơn, ít phân nhánh, có lông thô rậm. Lá mọc đối, nguyên, dày, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2-4 (6)cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng; cuống dài 0,8-2cm. Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, kéo dài ra và dài tới 10 (13)cm có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông; đài có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím. Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm.
 
Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất – Herba Mesonae Chinenesis. Ở Trung Quốc thường gọi là Lương phấn thảo.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc. Ta có trồng ở một số nơi, như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)… Thu hái cây toàn năm nhưng chủ yếu vào mùa xuân hè, rửa sạch, cắt đoạn, phơi khô để dùng dần.

Thành phần hoá học: Lá vò cho ra chất pectrin đen đen.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải thử.

Cây mọc hoang dại khắp ở nước ta; cũng được trồng ở nhiều nơi, nhất là ở các tỉnh miền Nam, để thu hái làm thuốc và nấu thành thạch đen để ăn cho mát. Khi dùng làm thuốc, người ta thu hái toàn cây, trừ bỏ rễ. Mùa thu hoạch gần như quanh năm, nhưng chủ yếu là vào mùa mưa.

Trong dân gian, cây thạch đen đã được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Tính năng và tác dụng làm thuốc của cây thạch đen được ghi chép sớm nhất trong sách “Bản thảo cương mục thập di”.

Theo Đông y: Thạch đen có vị ngọt, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt giải thử. Dùng chữa cảm mạo do nắng nóng; cao huyết áp; đau cơ và xương khớp; viêm thận cấp và đái tháo đường.

Một số cách sử dụng cây thạch đen để chữa bệnh tiểu đường:

(1) Cách thứ nhất: Dùng toàn cây thạch đen 30-60g, sắc nước uống thay nước trong ngày.

(2) Cách thứ hai: Dùng cây thạch đen 30g, biển súc (rau đắng) 30g, rung rúc 45g; đun sôi lấy nước uống trong ngày.

Ongbachau.vn tổng hợp