Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Chia sẻ kinh nghiệm trên diễn đàn trồng rau, lão nông Nguyễn Cát Thắng trở nên nổi tiếng, được nhiều người gửi thư, gọi điện xin hạt giống.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Giữa thời tiết lạnh giá ở Hà Nội, giàn bầu hồ lô của ông Nguyễn Cát Thắng (51 tuổi) vẫn sai trĩu quả. Gốc đã khô nhưng một số ngọn đang đâm mơn mởn, ra hoa, đậu quả non

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Hàng ngày, ông chủ khu vườn đều dành thời gian leo thang lên mái nhà ngắm nghía. Nếu các lá có rệp, nấm mốc, ông sẽ pha thuốc xanh metylen với betadine nồng độ cực nhẹ phun lên lá

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Ông Thắng bắt đầu trồng bầu cách đây 3 năm do được một người em cho một quả giống. Những năm trước, bầu chỉ leo xung quanh sân phơi, có một số mầm vươn lên tầng mái. Cả vụ giàn bầu được vài chục quả.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Năm nay, ông trồng bầu vào thùng xốp, không ngờ ba cây bầu vươn mầm tươi tốt. Ngoài bám xung quanh tầng 5, chúng còn leo lên mái nên ông Thắng phải làm giàn.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Trong ảnh là giàn bầu xum xuê dịp tháng 7. Giàn được bắc đơn giản từ mấy cái cọc tre và dây chuyền.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Những tháng trước giàn bầu chi chít quả. Quả tươi, nặng nên mỗi khi mưa giông ông Thắng đều sợ giàn sập, bầu rụng mất. Hiện tại, đa phần quả đã khô, nhẹ đi. Ông muốn để một thời gian nữa cho quả khô bớt sẽ thu hái.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Việc chăm sóc giàn bầu rất đơn giản. Ông Thắng bắt đầu gieo hạt từ mùa xuân. Khi cây nảy mầm, vươn lên khoảng 1 m sẽ đắp bã chè, tưới nước gạo quanh gốc. Từ đó đến lúc cây ra hoa kết quả, ông thường xuyên tưới nước gạo, nước sạch cho cây.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

“Trồng bầu sợ nhất là chuột cắn gốc, ong chích quả, may mắn cây của tôi không bao giờ bị cắn. Gần như ra được quả nào là đậu quả đó. Những quả ra sau thì càng to và đẹp”, ông Thắng vui vẻ cho biết.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Người đàn ông 51 tuổi không ngờ rằng nhờ giàn bầu mà ông có nhiều niềm vui. Tình cờ ông tham gia vào một hội trồng rau trên mạng, quen biết nhiều bạn bè. Chỉ trong vài tháng gần đây ông đã nhận được trên 500 bức thư xin hạt giống và chỉ dạy cách chăm sóc.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

“Tôi biếu một người quả hồ lô, mà được họ tặng lại chai sâm panh đựng trong hộp da. Nhiều bạn ở các tỉnh còn gửi thư trao đổi hạt giống hoa, giống rau để lấy hạt bầu”, ông Thắng nói.

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng

Bầu hồ lô được quý trọng, một phần do hình dáng đặc biệt. Quả hồ lô được sử dụng rộng rãi trong phong thủy, tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn, bình yên, hạnh phúc vợ chồng…

Giàn bầu hồ lô trĩu quả trên sân thượng
Bầu hồ lô khô còn thích hợp để đựng rượu, trưng bày trong nhà. Ông Thắng chia sẻ, khoái nhất món bầu hồ lô nhồi thịt mà không nỡ ăn. Gia đình ông chỉ ăn vài quả xấu, còn tất cả ông giữ lại để bày trên bàn thờ, tặng bạn bè…

Theo Phan Dương
VnExpress